Chu Du S - cùng đi cùng cảm nhận

Chudus - Cùng đi cùng cảm nhận
Phượt đảo Hòn Hải - Phú Qúy nơi án ngữ biển Đông của tổ quốc

Phượt đảo Hòn Hải - Phú Qúy nơi án ngữ biển Đông của tổ quốc

06/04/2020
0 Lượt xem


Đó là những ngày tôi lang thang trên đảo Phú Quý còn các anh tôi tiếp tục hành trình ra Hòn Hải. Tôi ngoan ngoãn ở lại đảo ăn sạch những đặc sản của vùng đất này. Cách tôi hơn 30 hải lý (~60km) các anh tôi lặn biển, họ mang trứng Nhạn (Mòng Biển) dai, giòn sực sực và cả một kho tàng hình ảnh của hòn Khám, Hòn Vung, Hòn Bố về cho tôi.


Đảo Phú Quý: - Đảo Phú Quý hay còn gọi là Cù Lao Thu. - Sau hơn 4 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển, đảo Phú Quý hiện ra trước mặt tôi như một hòn ngọc bao la xinh đẹp. Với mật độ dân số gần 30.000 người, cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi này khá nhộn nhịp. - Xế chiều, tôi ra vịnh Triều Dương ngắm hoàng hôn. Mặt trời đỏ rực một góc trời. Những ngày sau đó tôi lang thang ra Phong Điện, leo lên Hải Đăng - núi Cấm hít thở không khí trong lành, phóng tầm mắt xuống cả một vùng không gian rộng lớn quanh đảo.


Tôi ngủ trưa trên trảng cỏ xanh rì nhìn ra biển ở Bãi Nhỏ - Gành Hang gần Cột Cờ. Có hôm lại ngủ dưới những vách núi bị gió bào mòn qua hàng triệu năm thành những rãnh song song dọc sườn núi Cao Cát phía sau chùa Linh Sơn. - Đến Vạn An Thạnh nơi còn lưu giữ gần 100 bộ xương cốt (gồm cá voi, rùa da) với những bộ sưu tập phong phú về cá voi. Tiếp đến là Dinh mộ Thầy Nại nơi đây được xem là chỗ dựa tinh thần của cư dân vùng biển. - Đi dọc quanh làng chày tôi bắt gặp những hàng xén nhỏ. Món ăn vặt ưa thích của trẻ con và người dân nơi này là Bánh Tráng nướng. Cứ 10m - 15m lại thấy một bếp than nhỏ, cái bánh giòn tan nóng hổi cùng tiếng nô đùa trẻ thơ vùng biển khi trời còn nhá nhem - Đã đến hòn đảo này thì không có món gì qua mặt Cua Huỳnh Đế, ngư dân xem nó như một biểu tượng của sự may mắn. Loài cua này có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài có lông nhiều ở cổ và đuôi. Ngoài ra còn có Cua Đỏ vỏ khá cứng màu đỏ sậm, thịt cua rất chắc, ngọt mọng nước và có mùi thơm đặc trưng. 


Hòn Hải - Hòn Hải hay còn gọi là Hòn Khám còn được biết đến là điểm A6, đường cơ sở để tính lãnh hải Việt Nam. Đây là mũi nhọn xa nhất của đường viền nội thủy Việt Nam ở hướng Đông Nam biển Đông. Cột mốc chủ quyền của Việt Nam có địa hình phức tạp. Mùa bão sóng có thể ập lên cao 25m. Đỉnh cao nhất Hòn Hải cách mặt nước biển 113m, là hải đăng duy nhất của Việt Nam có đường hầm xuyên lòng núi đá từ mặt biển lên mặt đảo với hệ thống đường hầm dài 170m, 140 bậc thang trong đường hầm, 240 bậc thang trên bề mặt.. Giữa biển khơi một khối đá khổng lồ, tòa nhà là khối bê tông không có cửa sổ.



Chỉ như vậy mới chống trả nổi những con sóng dữ dội vào mùa biển động. Mùa biển động có khi sóng đánh cao hàng chục mét, các công binh phải rút vào trú bão trong đường hầm. - Hòn Hải còn có tên trên bản đồ quốc tế với tên gọi Poulo Sapate. Có cấu tạo địa hình, địa chất rất phức tạp, vách đảo dựng đứng cao hơn 100 m thường xuyên có đá rơi, đá lở, nhiều vách hụt và đá ngầm. - Chỉ sau 20 ngày đầu tiên thi công đã có người hy sinh, hàng trăm tấn vật tư bị sóng cuốn xuống biển. Trên đảo có 2 ngôi mộ gió tưởng niệm những người đã khuất. Trực thăng không thể đáp vì bề mặt đảo nhiều đá và địa hình dốc không bằng phẳng. Kết cấu của đảo là từ đá vôi và tình trạng sạt lở vẫn diễn ra mỗi ngày. Năm 2005 một trận bão dữ dội đã di chuyến khối bê tông chân chim nặng 16 tấn từ dưới biển lên sàn tòa nhà. Và khối đá nằm im từ đó đến nay do không thể di chuyển nổi. - Do bề mặt đảo là đá nên hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt tốt. Đây còn là môi trường thuận lợi cho các loại chim đẻ trứng không ấp như Nhạn Biển.



Hàng năm cứ tầm tháng 6 và 7 chim Nhạn lại kéo về đông nghẹt kêu vang cả một góc trời. Nguồn nước trên đảo không sử dụng được do bị ô nhiễm bởi phân chim do có hàng vạn chim sinh sống. - Cách hòn Hải 30 phút đi tàu điểm đến tiếp đó là Hòn Vung. Hòn Vung là một đảo mới được hình thành thông qua sự hoạt động của núi lửa. một hòn đảo trơ trọi, không cây, không nước, chỉ vài con chim lác đác làm tổ ở đó. - Sau đó di chuyển qua Hòn Bố, hòn đảo này kích thước cũng to như hòn Hải. Tuy nhiên, không phát hiện ra bóng người sống trên đảo, và địa hình đảo này cũng do sự kiến tạo núi lửa mà thành. Dưới đáy biển là từng hố to và các đường rãnh độc đáo, quả là một kiệt tác tuyệt với của thiên nhiên. - Vào những ngày biển lặng trời êm, Hòn Hải hiện lên sừng sững giữa đất trời, biển khơi. Đây là một trong nhiều cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.


Tôi ko tham gia chuyến đi Hòn Hải (vì là nữ có nhiều hạn chế), tôi chỉ theo các anh ra đến đảo Phú Quý (nói thẳng ra là ở nhà chơi đợi mấy anh về ah) vậy nên bài viết này được viết do cập nhật thông tin và dữ liệu của mấy anh chứ ko có biết đng đi đâu ạh.

Gửi vài lời tâm sự với các bạn có duyên với Hòn Hải trong tương lai (Joey Duong) - 1/ Đừng nhờ vả nhìu các anh giữ đảo nhé. Vì đảo này rất khắc nghiệt. 6 tháng mới có tàu tiếp tế 1 lần và có thể kéo dài khi mùa bão. Cây trồng trên đảo thì gió thổi héo úa rất khó sống. nguồn nước thì dựa vào nước mưa ( đảo không có nước ngọt ). gà vịt nuôi thì cũng không sống dc. mùa bão sóng đánh trùm cả toàn nhà . 5 anh giữ ngọn đèn phải rút vào hầm ngầm sống . - 2/ Mang theo rau , trái cây , hạt giống , dụng cụ câu cá và những đồ có thể ăn dc lâu biếu cho các anh nhé. Họ là những người hùng thầm lặng của tổ quốc đấy.

Nguồn: Tran Huynh To Nhu 

Bình luận